Mâu thuẫn hay tranh cãi là điều chúng ta khó có thể tránh khỏi trong mọi mối quan hệ đặc biệt là trong tình yêu. Do mỗi người chúng ta đều có những suy nghĩ và ý kiến của riêng bản thân mình. Thế nhưng, không phải cuộc cãi vã nào hay bất cứ trường hợp bất đồng quan điểm nào cũng là tiêu cực. Sau khi những vấn đề này đã được giải quyết thì những mâu thuẫn đấy lại là nhân tố giúp cho mối liên kết giữa bạn và đối phương sẽ càng thêm phần bền chặt. Bài viết những cách hay để chấm dứt tranh cãi với người yêu sau đây sẽ giúp bạn giải quyết được dù mâu thuẫn lớn hay nhỏ, để giải toả căng thẳng và cùng nhau tìm lại tiếng nói chung.
Mục Lục
Bất đồng dẫn tới tranh cãi là điều khó tránh khỏi giữa các cặp đôi
Tránh né làm tổn thương nhau bằng những cách rất đơn giản mà không phải cặp đôi nào cũng có thể nhận ra.
Có những điều mỗi khi cãi vã các cặp đôi vẫn thường mắc phải mà những tưởng là bình thường nhưng thật ra lại dễ khiến đối phương cùng vấn đề trở nên bế tắc hơn.
Trong tình yêu dù mới hay cũ, dù lâu hay mau cũng đều phải trải qua đầy đủ những cung bậc hỉ, nộ, ái, ố. Chắc chắn là khi yêu nhau các cặp đôi sẽ không thể tránh được những lần cãi vã, những lần giận dỗi nhau. Thế nhưng sau những lần đó, chúng ta sẽ thấu hiểu và gắn bó với nhau hơn hay càng lúc lại càng ngược hướng với nhau hơn. Chẳng ai muốn cãi vã mãi rồi lại phải chia tay trong bao nhiêu ấm ức, nuối tiếc.
Bất đồng là điều khó tránh khỏi giữa các cặp đôi, đặc biệt là với những vợ chồng hoặc đối tác đã sống bên nhau lâu dài. Dưới đây là những mẹo cư xử bạn nên biết để tránh những hiểu lầm và tổn thương không đáng có:
Trong cuộc tranh cãi không chỉ trích lẫn nhau khi nóng giận
Buông lời chỉ trích, xúc phạm hay nhục mạ người ấy không giúp ích gì ngoài việc làm trầm trọng tình hình hơn, đặc biệt là khi bạn cố tình là người phát ngôn những điều khó nghe đó. Đừng quy chụp bản chất của họ. Việc đay nghiến, chỉ trích sẽ hình thành một khoảng cách vô hình giữa hai người để rồi sau trận cãi nhau ấy các bạn rất khó hòa hợp trở lại.
Thay vào đó, bạn nên tập trung chỉ ra những hành động cụ thể khiến bạn khó chịu hay không hài lòng một cách khách quan. Hãy nói cho đối phương hiểu là họ sai ở điểm nào, hãy để họ hiểu rằng mình đã sai khi to tiếng với bạn. Hãy dành cho họ những lời góp ý chân thành và ôm họ vào lòng.
Thừa nhận, thấu hiểu và thông cảm cho cảm xúc của đối phương
Bên cạnh việc trung thực, thẳng thắn bày tỏ cảm xúc dồn nén của mình, bạn cũng nên để cho người kia được thể hiện suy nghĩ của mình. Hãy quan tâm đến tâm trạng của đối phương để có cái nhìn đúng đắn trước phản ứng và lời nói của họ. Cố gắng thấu hiểu và thông cảm cho những cảm xúc của người ấy ngay lúc đó, bởi tất cả mọi việc xảy ra đều có lý do và cảm xúc cũng thế. Nếu cảm thấy mình chưa đủ bình tĩnh và kiên nhẫn lắng nghe nhau hãy đi ra ngoài. Chọn một thời điểm thích hợp khác để cả hai cùng lắng nghe nhau.
Không áp đặt suy nghĩ cá nhân lên đối phương
Có thể bạn nghi ngờ và suy nghĩ lung tung khi người ấy có những hành động khác lạ so với bình thường, hoặc khi người ấy không ở cạnh bạn. Thế nhưng đừng để điều đó khiến cả hai rơi vào một cuộc cã vã không đáng có.
Nếu có thắc mắc, bạn nên trực tiếp hỏi; để người ấy có cơ hội được giải thích để hóa giải hiểu lầm. Còn nếu khi cả hai bạn đều đang rất nóng giận; thì hãy cố gắng tránh né áp đặt suy nghĩ của mình lên đối phương. Bởi vì ai cũng có suy nghĩ và tiếng nói riêng; nếu áp đặt sẽ dẫn đến hiểu lầm nghiêm trọng. Hãy cho nhau cơ hội giải thích và nói lên suy nghĩ của cá nhân.
Không xem thường đối phương dù bất kì hoàn cảnh nào
Trong chuyện tình cảm; đừng bao giờ tự cao tự đại cho rằng mình giỏi hơn người ấy. Vì mỗi người có suy nghĩ cũng như cách nhìn nhận vấn đề khác nhau. Hành động chỉ này thể hiện rằng bạn nghĩ họ không đủ tốt với mình.
Thay vào đó, khi có bất cứ xung đột nào xả ra; hãy cùng nhau ngồi xuống và tìm cách giải quyết. Tuyệt đối lại càng không nên so sánh người ấy và người yêu cũ. Việc đó sẽ chỉ khiến người ấy thêm tổn thương và thất vọng mà thôi.
Trong cuộc tranh cãi không nên khăng khăng đổ lỗi cho đối phương
Tranh cãi để tìm ra người có tội hay gây ra lỗi lầm không phải là một cách tiếp cận vấn đề hiệu quả. Điều đó chỉ chứng tỏ bạn chưa đủ trưởng thành và có trách nhiệm với cuộc đời mình. Khi đã yêu nhau và xảy ra mâu thuẫn thì thực chất lỗi không phải chỉ của riêng ai. Mẫu thuẫn đến từ hai phía thì có nghĩa là vấn đề cũng đến từ hai phía.
Thay vì đổ lỗi cho nhau; hai bạn hãy ngồi xuống chia sẻ xem vì điều gì mà dẫn đến cơn tức giận của mình; có hiểu lầm nhau điều gì không. Đến lúc đấy việc lỗi lầm thuộc về ai cũng chẳng quan trọng nữa. Điều cần nhất vẫn là sửa chữa lỗi lầm đó như thế nào; và làm sao để điều đó không lặp lại khiến hai bạn lại tiếp tục mâu thuẫn với nhau.
Không nhắc lại những lỗi lầm cũ đã qua khi tranh cãi
Nhắc lại cho người kia nhớ về những tranh cãi cũ; không giải quyết được các vấn đề hiện tại. Mà ngược lại, càng làm nảy sinh nhiều cãi vã mới. Chẳng ai muốn bị “chì chiết” lỗi lầm cũ mãi cả; hành động đó khiến người ấy cảm thấy bạn chưa thật sự tha thứ cho họ; và cũng tự thấy bản thân không xứng đáng để bên cạnh bạn. Chính vì thế, nếu có gì đang khiến một trong hai người không thoải mái; hãy trò chuyện với nhau ngay lập tức. Sau khi tình hình được giải quyết, hãy bước qua và đừng nghĩ ngợi hay gợi nhắc chuyện cũ.
Nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực
Khi cãi nhau, hãy ưu tiên nhìn nhận sự việc một cách linh hoạt và tích cực. Chỉ có nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực; bạn mới không cảm thấy việc cãi vã khiến hai bạn xa cách; không hợp nhau và mệt mỏi.
Thay vì cứ ủ rũ và buồn rầu, hãy thử nghĩ rằng cả hai bạn đã rất cố gắng rồi; sau này hãy nhường nhau một chút để những chuyện không đáng có sẽ chẳng có cơ hội xảy ra nữa. Cả hai bên cũng nên thảo luận và tôn trọng quan điểm cá nhân của nhau. Đồng thời cũng nên nghĩ rằng sau những lúc không hòa hợp đó; hai bạn mới càng hiểu nhau hơn, biết cách thông cảm và yêu thương nhau hơn./.
Các bạn xem thêm bài viết của chúng mình tại đây.