Gạo nếp được coi là một loại thực phẩm bổ dưỡng tốt cho sức khỏe. Nhưng không phải ai dùng cũng có thể mang lại hiệu quả.
Mặc dù từ xa xưa người ta đã dùng gạo nếp để nấu cháo, để người bệnh mau hồi phục, phụ nữ mới sinh ăn gạo nếp để tăng tiết sữa… Nhưng đến nay, gạo nếp vẫn bị nhiều người đánh đồng. Giá trị dinh dưỡng ngang với gạo tẻ, ngô, khoai, sắn và các loại ngũ cốc… Tuy nhiên, khoa học hiện đại chứng minh gạo nếp cung cấp năng lượng cho con người gấp đôi so với các loại lương thực khác.
Mục Lục
Gạo nếp – “siêu thực phẩn” giàu chất dinh dưỡng
Trong số những loại gạo nếp thì gạo nếp cẩm là loại có giá trị cao nhất. Theo kết quả nghiên cứu của TS. Zhimin Xu thuộc Đại học tiểu bang Louisana, Mỹ được thực nghiệm trong thế kỷ 21 thì gạo nếp cẩm là một “siêu thực phẩm”, nếu xét ở góc độ dinh dưỡng, thứ gạo này là kho thực phẩm quý báu. Thực tế, một thìa gạo nếp cẩm chứa một lượng đáng kể vitamin E, sắt, chất xơ và chất chống ôxy hóa.
Thành phần dinh dưỡng có trong 100 gam gạo nếp:
- Năng lượng: 346 kcal
- Nước: 11,7 gam
- Chất béo: 1,5 gam
- Carbohydrate: 74,9 gam trong đó có 0,6 gam chất xơ
- Protein: 8,6 gam
- Vitamin B1: 0,14mg; vitamin B2: 0,06mg; Niacin (B3): 3,6 gam;…
- Khoáng chất: Canxi: 32mg, Photpho: 98mg, Sắt: 1,2mg, Natri: 3mg, Kali: 282mg…
Gạo nếp thường dùng cho phụ nữ sau sinh
Trong 100g gạo nếp có tới 1,2mg sắt điều đó lý giải vì sao mà phụ nữ sau khi sinh đều được khuyến kích ăn nhiền đồ nếp. Gạo nếp còn có chứa nhiều chất xơ không hoà tan, nên nó có tác dụng đề phòng một số bệnh như ung thư tuyến tính, trực tràng nhờ khả năng chống ôxy có trong gạo nếp… Ngoài ra, gạo nếp còn có tính ấm, vị ngọt, dễ tiêu hoá, giúp làm ấm bụng.
Gạo nếp giúp chị em làm đẹp
Với hàm lượng dưỡng chất như thế, gạo nếp đã được Đông y tận dụng cám gạo nếp làm thuốc bổ chữa tê phù và chứng nghẹn do nó có chứa chất phytin. Những công dụng bất ngờ từ gạo nếp cũng lọt vào tầm ngắm của ngành thẩm mỹ thế giới. Hiện có rất nhiều spa thẩm mỹ đã dùng cám gạo nếp để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho da, nhất là vitamin E trong cám gạo nếp.
Gạo nếp giúp phòng trị thiếu máu
Ăn gạo nếp cẩm thường xuyên có thể phòng trị bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt. Phụ nữ có thai hoặc đang trong thời gian cho con bú nếu ăn nhiều gạo nếp cẩm sẽ rất bổ máu, lợi sữa… Nhờ có các loại axit amin và các nguyên tố vi lượng trong gạo nếp còn có khả năng kỳ diệu là tăng sự hấp thu sắt cho cơ thể khi kết hợp với một số loại thực phẩm: rau xanh, trái cây, thịt nạc.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Gạo nếp là một loại gạo không chứa cholesterol. Do đó, nó trở thành một lựa chọn phù hợp cho những người đang mắc các bệnh về tim, người cao huyết áp những người phải kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể để tránh là tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Tốt cho sức khỏe xương khớp
Với việc có nhiều loại khoáng chất khác nhau trong thành phần dinh dưỡng của mình; gạo nếp được xem là một loại gạo có khả năng giúp hệ thống xương chắc khỏe hơn, làm giảm nguy cơ loãng xương và các tình trạng bệnh khác có liên quan khi bạn sử dụng đúng cách.
Tăng cường trao đổi chất
Gạo nếp là một thực phẩm có chứa nhiều loại vitamin nhóm B khác nhau. Đây cũng là nhóm vitamin có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất của cơ thể bao gồm cả việc tạo ra các enzyme, nội tiết tố và các quá trình trao đổi chất khác.
Đặc biệt là khi được kết hợp với một số loại thực phẩm khác như rau xanh; hoa quả, thịt nạc thì tác dụng này của nó càng được rõ rệt hơn.
Một vài lưu ý khi ăn gạo nếp
Gạo nếp mang lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta cả về dinh dưỡng lẫn chữa bệnh. Tuy nhiên khi dùng gạo nếp cũng cần lưu ý:
Gạo nếp vốn chứa nhiều amilopectin tạo nên độ dẻo đặc trưng của cơm nếp. Tuy nhiên chất amilopectin này lại hay gây nên chứng khó tiêu. Vì vậy, trẻ nhỏ, người già, người mới ốm dậy, người tỳ vị quá hư nhược không nên ăn nhiều đồ nếp.
Theo Đông y, gạo nếp có tính ôn ấm nên những người có thể chất thiên nhiệt hoặc đàm nhiệt; những người đang bị bệnh có sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, chướng bụng… cũng không nên dùng đồ nếp.
Những người mới phẫu thuật, người có những chỗ bị sưng viêm nên kỵ đồ nếp nếu không sẽ gây mưng mủ.