Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh thường gặp với nhiều lứa tuổi, từ người già cho tới người trẻ. Căn bệnh này gây ra những tác hại to lớn đến cuộc sống sinh hoạt của con người. Để điều trị bệnh, chúng ta cần phải thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Tuy nhiên, nếu luyện tập không đúng cách không những không chữa được bệnh mà còn gây tác hại ngược trở lại. Chính vì vậy, bài viết dưới đây của chúng tôi muốn cung cấp cho bạn một số những bài tập giúp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất.
Mục Lục
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Theo các nhà khoa học, đĩa đệm bị thoát vị ra khỏi vị trí cấu tạo ban đầu là tình trạng đĩa đệm cột sống bị chèn ép khiến bao xơ nứt rách, nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài gây chèn ép rễ thần kinh, khiến bệnh nhân thấy đau đớn âm ỉ. Tình trạng thoát vị xuất hiện phổ biến ở vùng cổ và thắt lưng, cụ thể ở đốt sống cổ C5 C6, C6 C7 và đốt sống lưng L4 L5, L5 S1.
Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm
Theo thống kê từ các chuyên gia Y tế, các yếu tố gây ra tình trạng đĩa đệm bị thoát vị có rất nhiều, tuy nhiên phổ biến nhất phải kể đến các nguyên nhân sau đây:
- Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm do lão hóa: Tuổi càng cao thì đĩa đệm càng bị bào mòn mạnh khiến nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí ban đầu gây thoát vị. Thông thường quá trình lão hóa này sẽ diễn ra ở độ tuổi 40 trở đi.
- Sinh hoạt không khoa học: Ngồi, đứng quá lâu 1 chỗ, ngủ không đúng tư thế… sẽ khiến cột sống tổn thương.
- Nguyên nhân gây bệnh do mang thai: Quá trình mang thai sẽ làm tăng áp lực đến cột sống, gây tổn thương sụn khớp và tạo điều kiện để bệnh xuất hiện.
- Do nghề nghiệp: Một số nghề nghiệp đòi hỏi cột sống phải vận động quá mức sẽ làm tăng nguy cơ mắc thoát vị như lái xe, giáo viên, vận động viên, công nhân…
- Chấn thương: Tai nạn giao thông, ngã cầu thang… khiến vùng cột sống bị tổn thương, thoái hóa.
- Một số nguyên nhân gây thoát vị khác: Chế độ dinh dưỡng thiếu canxi, béo phì, lười vận động…
Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Thông thường, thoát vị đĩa đệm phát triển theo 4 giai đoạn:
- Phình đĩa đệm: Xảy ra khi bao xơ vẫn hoạt động bình thường nhưng đĩa đệm bắt đầu có dấu hiệu tổn thương, nhân nhầy trong đĩa đệm phình lồi biến dạng.
- Lồi đĩa đệm: Ở giai đoạn tiếp theo này, nhân nhầy trong đĩa đệm phồng lồi quá to và muốn thoát ra khỏi bao xơ.
- Khởi phát bệnh: Xảy ra khi bao xơ bị phá vỡ hoàn toàn. Khi đó nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn ép vào dây thần kinh và tủy sống.
- Tình trạng bệnh có mảnh rời: Lúc này, nhân nhầy thoát ra từ bao xơ đã tách biệt thành khối riêng và biến dạng so với ban đầu. Bao xơ tổn thương nặng nề, rách nhiều phía.
Trên thực tế, bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh cụ thể ở từng người. Nếu bệnh mới xuất hiện và ở giai đoạn khởi phát thì hoàn toàn có thể điều trị được và không có gì đáng ngại, nhưng nếu để kéo dài nhiều năm, tình trạng bệnh tăng nặng thì tình trạng sẽ trở nên nguy hiểm hơn và hiệu quả can thiệp sẽ thấp hơn.
Những bài tập giúp chữa trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Những bài tập này sẽ rất hiệu quả cho chứng đau lưng do thoát vị đĩa đệm của bạn. Hãy tập luyện một cách thong thả. Mỗi động tác sẽ kéo dài từ 5 – 10s. Đừng cố gắng tập quá lâu sẽ không tốt cho lưng và cơ thể. Sau mỗi động tác, bạn sẽ trở về vị trí ban đầu và nghỉ khoảng 5s rồi mới tiếp tục tập động tác kế tiếp.
Bài tập kéo giãn đùi
Nằm xuống trên thảm yoga, co đầu gối lên, tay thả lỏng 2 bên, mắt nhìn lên trên.
Dùng 2 tay kéo 1 bên đùi sát lại, giữ 5s, thả ra và tiếp tục với chân kia.
Bài tập xoay xương chậu
Xoay trước sau
Nằm xuống trên thảm yoga, co đầu gối lên, tay thả lỏng 2 bên, mắt nhìn lên trên.
Dùng 2 tay cầm lấy 2 bên xương chậu tiến hành xoay xương chậu ra trước sau một cách nhịp nhàng trong 5 – 10s.
Xoay trái phải
Nằm xuống trên thảm yoga, co đầu gối lên, tay thả lỏng 2 bên, mắt nhìn lên trên.
Dang 2 tay sang 2 bên theo chiều ngang, lòng bàn tay úp xuống. Chụp 2 đầu gối và tiến hành xoay xương chậu sang 2 bên trái phải trong 5 – 10s.
Bài tập cây cầu
Nằm xuống trên thảm yoga, co đầu gối lên, tay thả lỏng 2 bên, mắt nhìn lên trên.
Dùng 2 tay chống vào 2 bên hông. Từ từ nâng hông lên tạp thành một đường xiên đẹp mắt rồi hạ xuống. Không cố gắng nâng hông lên quá cao sẽ ảnh hưởng đến lưng. Tập 5 – 10s.
Bài tập nhân sư
Nằm sấp trên thảm yoga.
Dùng 2 cảng tay chống nâng dầu thân trên cơ thể lên. Hãy nâng theo khả năng của mình, không nên quá cố gắng nâng cao. Nếu làm quen và khả năng hồi phục của cơ thể tốt hơn, bạn có thể thực hiện động tác cao tay với 2 bàn tay là điểm tựa nâng thân trên.
Nâng giữ trong 5 – 10s rồi hạ xuống.
Co 2 chân lên như tư thế quỳ gối thấp, kéo dài 2 cánh tay ra phía trước cho phần lưng được kéo thẳng. Giữ 5 – 10s.
Bài tập châu chấu
Nằm sấp trên thảm yoga, buông lỏng 2 tay ở 2 bên thân người.
Co 2 chân lên theo chiều hướng lên trên. Không nên quá co lên quá cao hoặc co vuông góc với thâ người. Chỉ cần co nhẹ theo khả năng là được.
Hạ xuống và lặp lại trong 5 – 10s.
Một số lưu ý khi tập
Tham khảo ý kiến bác sĩ
Trước khi tập bài tập chữa đau lưng thoát vị đĩa đệm, bạn cần đi gặp bác sẽ để được chuẩn đoán bệnh trước. Nhiều chứng bệnh sẽ có những triệu chứng tương tự nhau và chỉ khi có sự khám, xét nghiệm,…của chuyên gia thì bạn mới biết chính xác bản thân mắc bệnh gì. Khám bác sĩ còn có thể cho bạn biết hướng điều trị đúng cũng như có cho phép bạn tập luyện thể thao, vât lý trị kiệu không.
Khởi động kĩ càng
Việc khởi động đối với cơ thể trước khi tập thể dục, trị liệu,…bao giờ cũng tốt và được khuyến khích bởi nhiều chuyên gia. Bạn không cần phải vận động gì quá mạnh, tốn nhiều calo. Ban chỉ cần vận động nhẹ nhàng với những động tác từ đầu đến chân để các cơ, khớp được mở rộng, giãn nở ra là được.
Kết hợp toàn bộ các cơ
Cơ thể chúng ta là một bộ máy, là một tổng thể. Chúng ta cần cho cơ thể hoạt động chung với nhau thì mới mang lại kết quả tốt. Bạn đau lưng không thể chỉ tập riêng phần lưng là khỏi. Mà bắt buộc phải tập luyện kết hợp các cơ khớp khác nhau trên cơ thể thì chứng đau lưng mới thuyên giảm. Và những bộ phận khác cũng khỏe mạnh hơn, giảm áp lực cho vùng lưng.
Như đã nói, cơ thể chúng ta cần được hoạt động chung. Chính vì thế mà bạn tập luyện kết hợp nhiều bài tập thì các bộ phận khác mới có thể tham gia hoạt động được. Thêm vào đó, các bài tập khác nhau sẽ mang lại hiệu quả lâu dài. Việc tập luyện đơn lẻ 1 bài tập sẽ làm cơ thể bạn lờn, ỷ lại và không còn mang tính hiệu quả như lúc mới tập nữa.
Tập phù hợp với sức
Đau lưng do thoát vị đĩa đệm là sự tích tụ lâu ngày dẫn đến. Thế nên, bạn cần cho nó thời gian để có thể thuyên giảm cơn đau và lành lặn trở lại. Hãy đón nhận và tập luyện bài tập chữa đau lưng thoát vị đĩa đệm một cách từ từ, chậm rãi theo khả năng của bản thân. Đừng cố tập luyện nhanh, quá sức. Điều đó sẽ chỉ khiến cơ thể mệt mỏi và chứng đau lưng có thể càng nặng thêm.
Duy trì tập kể cả khi đã hết đau
Rất nhiều người mắc phải sai lầm rất lớn sau khi tập các bài tập giảm đau lưng là ngưng tập khi cảm thấy đã khỏi đau lưng. Tập luyện thể thao là một thói quen tốt cho cơ thể. Việc ngưng tập như thế sẽ khiến cho cơ thể trở về những ngày “lười vận động” như trước. Dần dần sẽ làm cho cơ, khớp trở nên cứng lại và chứng đau lưng cũng vì thế mà trở lại hành hạ bạn. Thế nên, dù đã cảm thấy những bài tập này mang đến hiệu quả giảm đau lưng. Nhưng vẫn nên tiếp tục tập hằng ngày để cơ thể duy trì thói quen tốt.