Bệnh nhân F0 điều trị tại nhà có thể gặp những diễn biến trở nặng và có những trường hợp đã trở nặng rất nhanh. Vì thế, người bệnh và người chăm sóc F0 đang điều trị tại nhà cần lưu ý theo dõi sức khỏe hằng ngày. Các triệu chứng Covid-19 chuyển nặng bao gồm: sốt liên tục trên 39 độ dù đã uống thuốc hạ sốt, mệt mỏi không thể sinh hoạt như bình thường, oxy trong máu giảm, khó thở khi thay quần áo,… Đặc biệt là máy đo SpO2 (nồng độ ôxy trong máu) rất quan trọng đối với bệnh nhân F0 điều trị ở nhà. Có nhiều trường hợp thiếu ôxy nhưng bệnh nhân không hề có triệu chứng gì. Nhìn thấy bệnh nhân vẫn còn khỏe mạnh nhưng lại đột ngột khó thở và trở nặng.
Mục Lục
Các triệu chứng Covid-19 chuyển nặng
Theo bác sĩ Nguyễn Thành Quân, Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành; hầu hết người nhiễm virus có triệu chứng từ nhẹ đến trung bình. Và có thể hồi phục mà không cần nhập viện. Thông thường các triệu chứng sẽ xuất hiện sau 5-6 ngày; từ khi người bệnh nhiễm virus. Tuy nhiên, thời gian này cũng có thể kéo dài tới 14 ngày.
Bệnh nhân mắc Covid-19 chủng Delta có dấu hiệu không điển hình. Các triệu chứng không rầm rộ nên khó phát hiện; cũng như nhiều bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng. Các triệu chứng thường gặp: sốt, ho, đau họng, mệt mỏi; đau nhức cơ thể, khó thở nhẹ hoặc đau đầu. Các triệu chứng ít gặp hơn: tiêu chảy; viêm kết mạc mắt, mất mùi, mất vị giác.
Hầu hết F0 điều trị tại nhà đều không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Có thể kể như: sốt, ho, mệt mỏi giống cảm cúm và không bị viêm phổi. Triệu chứng hay gặp là sốt, đau nhức, ho, hắt hơi; chảy nước mũi, mất khứu giác, mất vị giác, tiêu chảy; nôn ói, sung huyết kết mạc, chảy nước mắt. Với bệnh nhân mắc Covid-19, các triệu chứng nặng sẽ xuất hiện vào ngày thứ 7 đến thứ 10 của bệnh. Các dấu hiệu nặng trên thường xuất hiện ngay sau thời điểm bệnh nhân ho tăng liên tục. Thời điểm virus phát tán mạnh nhất và nồng độ virus cao nhất.
Bệnh nhân F0 điều trị tại nhà cần làm gì?
“Đây là thời điểm các F0 cần được theo dõi sát sao nhất”, bác sĩ nói. Các dấu hiệu chuyển nặng có thể kể đến: sốt liên tục trên 39 độ mà thuốc hạ sốt không có tác dụng. Mệt mỏi không thể sinh hoạt bình thường, khó thở, nồng độ oxy trong máu giảm. Ví dụ, sốt liên tục trên 39 độ mà thuốc hạ sốt không có tác dụng. Mệt mỏi không thể sinh hoạt bình thường. Khó thở khi thay quần áo hoặc không thể ra khỏi giường, nồng độ oxy trong máu giảm.
Quan trọng nhất là phát hiện tình trạng thiếu oxy thầm lặng ở bệnh nhân. Bệnh nhân F0 có tình trạng suy hô hấp tuy nhiên không tương xứng với biểu hiện bên ngoài khi đó SpO2 rất thấp. Thậm chí một số trường hợp nổi các vân tím. Những F0 có bệnh nền, như: người già, COPD (phổi tắc nghẽn mạn tính), bệnh tim mạch (suy tim, bệnh mạch vành, bệnh lý cơ tim…), đái tháo đường type 2, béo phì (BMI ≥ 30), bệnh thận mạn, suy giảm miễn dịch: ghép tạng, bệnh lý huyết học… khi mắc Covid-19 sẽ có yếu tố nguy cơ chuyển bệnh nặng, vì vậy những trường hợp này cần được điều trị tại bệnh viện dã chiến, thu dung bệnh nhân Covid-19.
Vì vậy các bệnh nhân nhẹ, không triệu chứng không chủ quan mà cần tăng cường kiểm tra để phát hiện tình trạng thiếu oxy thầm lặng.