Chắc hẳn với chị em phụ nữ thì các công việc rửa chén, nấu ăn, giặt giũ đã quá quen thuộc đúng không nào? Đây có thể nói là những công việc hằng ngày để chăm sóc cho gia đình nhỏ của mình. Trong đó rửa chén với nhiều người chính là công việc “ngán” làm nhất. Bởi công việc này cần nhiều thời gian và hơn hết là tiếp xúc khá nhiều với các chất tẩy rửa có hại. Vậy làm thế nào để rút ngắn thời gian cũng như giảm tải lại công việc rửa chén? Mời các bạn cùng mình tìm hiểu ngay 6 mẹo nhỏ giúp công việc rửa chén trở nên nhàn rỗi hơn nhé.
Mục Lục
Sử dụng các vật dụng, thiết bị thông minh
Muốn giảm số lượng chén đĩa, nồi chảo, đũa muỗng… cho công việc rửa chén nhẹ nhàng hơn, bạn nên sử dụng 1 dụng cụ nấu “đa nhiệm” như không dùng nhiều đôi đũa để nấu ăn mà chỉ dùng 1 đôi đũa để vừa xào rau vừa chiên thịt vừa nấu canh hay dùng 1 chiếc nồi để nấu canh đồng thời luộc rau, hấp cá…
Bên cạnh đó, bạn cũng nên trang bị dụng cụ nấu ăn đa dạng cho gian bếp như sắm dao 2 lưỡi để vừa gọt vỏ vừa cắt rau củ, dùng kéo cắt thực phẩm nhanh để khỏi phải dùng đến dao, thớt…
Rửa tất cả chén bát sau khi đã nấu ăn xong
Sau khi nấu ăn xong, thay vì dồn thau, tô, đũa, nồi chảo… sử dụng trong quá trình nấu ăn lại 1 đống và chờ đến 1-2 ngày sau mới rửa 1 lần.
Chị em nội trợ nên rửa các món đồ dùng nấu ăn ngay sau khi hoàn tất công việc nấu nướng, điều này không chỉ giúp “giảm tải” công việc rửa chén bát sau khi dùng bữa mà còn giữ cho khu vực nấu ăn sạch sẽ, hạn chế tích tụ vi khuẩn, vi trùng tối đa.
Đối với các vật dụng dính vết cháy cần ngâm nước trước khi rửa
Với những nồi chảo, đồ dùng dính vết cháy, vết bẩn cứng đầu khó làm sạch, nếu bạn rửa ngay thì dù sử dụng miếng rửa chén cọ mạnh, vết bẩn cũng mất rất nhiều thời gian làm sạch mà nồi chảo cũng có thể bị trầy xước.
Cho nên, bạn cần ngâm nồi chảo này trong nước ấm (có thể thêm xà phòng hoặc không) khoảng vài tiếng trước khi rửa, trong vài tiếng đồng hồ này, vết bẩn sẽ tự mềm và bong ra, khi rửa nồi chảo sẽ rất nhanh sạch, ít tốn công sức và thời gian hơn.
Vứt đi toàn bộ rác thừa vào thùng đựng rác trước
Không nên đổ hết đồ ăn thừa và chén bát thẳng xuống bồn rửa chén sau khi lấy chúng từ bàn ăn. Việc làm như vậy sẽ khiến bạn mất thêm thời gian dọn dẹp sau khi rửa chén xong. Và cũng dễ làm ống cống của bồn rửa bị tắc nghẽn.
Do đó, chị em nội trợ nên tập thói quen đổ bỏ thức ăn thừa trong chén bát vào thùng đựng rác. Rồi mới cho chén bát vào bồn rửa, rửa vừa nhanh gọn vừa tiện dọn dẹp. Giúp hạn chế tình trạng bồn rửa bị tắc.
Ngoài ra, khi đặt chén đĩa vào bồn rửa để không chiếm nhiều diện tích. Bạn đặt chén đĩa vào bồn theo quy tắc: Lớn trước, nhỏ sau. Cùng loại cùng kích cỡ đặt chồng lên nhau nếu là chén/tô thì không đặt chồng để tránh cho chúng dính chặt vào nhau.
Việc đầu tiên cần phải làm trước khi rửa chén đĩa là gạt sạch thức ăn thừa. Và các loại bao bì gói thức ăn hay xương xẩu còn vương lại trên chén đĩa vào thùng rác.
Tráng nước trước khi rửa
Tráng qua đồ dùng cần rửa bằng nước. Tốt nhất là dùng nước ấm hoặc dùng vòi nước lạnh với dòng chảy mạnh. Công đoạn này có tác dụng làm ướt các vết bám khô khó rửa. Đồng thời đẩy phần lớn dầu mỡ thoát khỏi bề mặt chén đĩa. Nó cũng giúp chị em không bị gián đoạn khi vừa rửa bát vừa phải đổ thức ăn thừa.
Trang bị máy rửa chén
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, công việc rửa chén bát truyền thống có thể được thực hiện bởi những chiếc máy rửa chén thông minh. Giúp tiết kiệm thời gian cho chị em phụ nữ. Để sử dụng quỹ thời gian quý báu cho bản thân và gia đình nhiều hơn. Đặc biệt khi sử dụng thiết bị thông minh này giúp chị em hạn chế tiếp xúc với hóa chất. Giúp bảo vệ da tay cũng như sức khỏe của bạn.
Trang bị cho gian bếp của gia đình 1 chiếc máy rửa chén. Khi nào cần rửa chén bát, bạn chỉ cần đặt chén bát bẩn vào gọn trong các giỏ đựng của máy. Sau đó chọn chương trình rửa phù hợp, máy sẽ làm sạch sẽ chén bát dễ dàng tiện lợi. Người nội trợ chẳng cần phải làm bất cứ việc gì chỉ ngồi chờ lấy chén sạch ra khỏi máy.
Tham khảo: Mẹo hay dùng cho nhà bếp